image banner
Video Sự Kiện
  • HACKER 4.0 | Tập 4: Lời Tự Thú
  • HACKER 4.0 | Tập 1: Cú Click
  • HACKER 4.0 | Tập 3: Một Vụ Tống Tiền
  • HACKER 4.0 | Tập 2: Sự Cảnh Giác Cần Thiết
1 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Phòng, chống đuối nước cho trẻ em trong dịp nghỉ hè
Tai nạn đuối nước ở trẻ em hiện nay là vấn đề thời sự, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhiều gia đình. Vì vậy, cùng với việc nâng cao nhận thức và dạy trẻ kỹ năng an toàn trong môi trường nước, mỗi gia đình cần quản lý hoạt động vui chơi của trẻ thật tốt, nhất là trong dịp hè.

              Trên địa bàn huyện ta có nhiều ao, hồ, sông, suối nguy hiểm, mực nước sâu và chảy xiết. Mùa hè nắng nóng, các hoạt động vui chơi cũng như các môn thể thao dưới nước luôn hấp dẫn trẻ em và người lớn. Khi học sinh được nghỉ học thường rủ nhau đi bể bơi, tắm ao, tắm sông, suối và hầu như năm nào cũng có trẻ em bị đuối nước.

              Tình trạng trẻ em bị tai nạn đuối nước do thiếu sự quản lý, giám sát của gia đình, nhà trường, môi trường sống thiếu an toàn, nhiều ao, hồ, sông, suối, thiên tai, bão lũ… còn có nguyên nhân chủ yếu do thiếu kỹ năng sống. Đặc điểm tâm sinh lý của các em đang ở độ tuổi hiếu động, chủ quan, thích khám phá, thể hiện bản thân. Các em chưa đủ nhận biết những khu vực nguy hiểm, chưa có kỹ năng an toàn khi tham gia bơi lội, kỹ năng chống đuối nước, kỹ năng sinh tồn khi gặp tai nạn. Trẻ em đuối nước đa phần chưa biết bơi - một kỹ năng mà hầu hết các nước phát triển đều trang bị tốt cho học sinh.

 

              Để giảm thiểu tai nạn đuối nước cho trẻ, đặc biệt là trong dịp hè, cha mẹ cần nhắc trẻ không chơi đùa gần ao, hồ, sông, suối,… những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước. Ngoài ra, tổ chức dạy bơi an toàn là một trong những giải pháp quan trọng, hiệu quả để phòng tránh đuối nước ở trẻ em. Trong đó, dạy các em kiến thức khi tham gia môi trường nước, nhận biết các môi trường nước sâu, nguy hiểm để phòng tránh…; tăng cường nâng cao nhận thức cho trẻ về tai nạn đuối nước.

           1. Nguyên nhân đuối nước:

          - Do người lớn, trẻ em thiếu ý thức về mối nguy hiểm, các yếu tố nguy cơ, và kỹ năng phòng tránh đuối nước. Các kỹ năng cần đặc biệt chú ý là: trông trẻ, dạy bơi, cứu đuối….

          - Do môi trường có những yếu tố nguy cơ như: Sông, hồ, suối, ao … không có biển báo nguy hiểm, rào. Mưa to lũ lụt xảy ra thường xuyên. Những nơi có sông suối ao hồ, trẻ em không biết bơi hoặc biết bơi nhưng chủ quan không lường hết được sự nguy hiểm.

          2. Cách phòng tránh tai nạn đuối nước chúng ta cần chú ý quan tâm đến các công việc sau:

          Không được đi tắm, bơi ngoài sông, suối mà không có người lớn biết bơi đi kèm.

          Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ

          Không chơi, đùa nghịch quanh ao, hồ, hố sâu để tránh bị ngã, rơi xuống hố

          Nên có người lớn đưa đi học trong mùa mưa lũ, đặc biệt khi phải đi qua suối, sông, đập tràn…

          * Những nguyên tắc an toàn khi bơi:

          Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn.

          Không được tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy khi không có người lớn biết bơi và cứu đuối.

          Không biết bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.

          Tuyết đối tuân thủ theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm

          Phải khởi động trước khi xuống nước.

          Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.

          Không dùng các phao bơm hơi

          Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thông đường thủy như: an toàn về phương tiện, có phao cứu sinh, áo phao, chở đúng số người quy định.

          3. Xử lý khi gặp tai nạn đuối nước:

          Khi phát hiện thấy người bị rơi ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đên sứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyết đối không được nhảy theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước.

          Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm, ném phao có buộc dây thừng…. và kéo nạn nhân lên bờ một cách an toàn. Có thể ném một sợi dây dài, chắc… từ bờ để nạn nhân túm được dây thừng và kéo nạn nhân vào bờ, hoặc cùng với mọi người vớt nạn nhân lên…

          Đặt nạn nhân nằm chỗ thoáng khí.

          Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát chuyển động của lồng ngực:

          - Nếu lồng ngực không chuyển động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy thổi ngạt miệng qua miệng. Sau đó kiểm tra mạch cổ, mạch bẹn xem có đập không nếu không bắt được mạch tức là nạn nhân đã ngưng tim, phải ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt liên tục trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế.

          - Nếu nạn nhân còn thở được, hãy đặt nạn nhân nằm nghiêng một bên để chất nôn dễ thoát ra.

          Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân tấm khăn khô. Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau khi ngạt nước…

          Để nâng cao hiệu quả phòng chống tai nạn đuối nước cho các cháu học sinh, mỗi người chúng ta phải luôn luôn có ý thức để phòng chống tai nạn đuối nước tránh xảy ra những tai nạn thương tâm bằng cách phổ biến cho con em mình cách phòng chống, cách xử lý khi gặp tai nạn đuối nước, dạy con em mình cách học bơi để tự bảo vệ bản thân mình....

2020© Bản quyền thuộc TRƯỜNG MẦM NON YÊN KHANG
Địa chỉ: Mễ Hạ, Yên Khang, Ý Yên, Nam Định
Điện thoại: 0228.3
Email: